Thị trường Hồ tiêu ngày 27/9: Giảm tiếp tục giảm xuống còn 147.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm, xuống chỉ còn 146.000 – 147.000 đồng/kg. Nhu cầu hồ tiêu của nước Mỹ theo ghi nhận đã tăng rất mạnh từ đầu năm đến nay, trong đó Việt Nam cung cấp đến gần 80% nguồn cung cho thị trường này.

Trên thị trường thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu đen Lampung của Indonesia được niêm yết ở mức 6.927 USD/tấn, giảm nhẹ 0,5% (37 USD/tấn) so với ngày hôm trước.

Trong khi đó, giá chào bán ở các quốc gia khác nhìn chung không có biến động. Cụ thể, tiêu đen Brazil ASTA 570 đạt 6.750 USD/tấn, tiêu đen Kuching Malaysia ở mức 8.800 USD/tấn.

Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen 500 g/l và 550 g/l xuất khẩu  đạt lần lượt là 6.800 USD/tấn và 7.100 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới

Ngày 26/9 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi  so với hôm trước

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

6.927

-0,,52

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.750

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

8.800

0

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.800

0

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

7.100

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia giảm 49 USD/tấn, về mức 9.409 USD/tấn.

Trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA và tiêu trắng của Việt Nam không đổi ở mức 11.200 USD/tấn và 10.150 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới

Ngày 26/9 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi  so với hôm trước

Tiêu trắng Muntok Indonesia

9.409

-0,52

Tiêu trắng Malaysia ASTA

11.200

0

Tiêu trắng Việt Nam

10.150

0

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ trong tháng 7 đạt 10.259 tấn, tăng mạnh 25,5% so với tháng trước và tăng 54,1%% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 7 tháng đầu năm, con số này đã đạt 55.922 tấn với trị giá 267,2 triệu USD, tăng 38,7% về lượng và tăng 43,9% về trị giá so với cùng kỳ.

Trong đó, Việt Nam cung cấp đến 78% tổng khối lượng hồ tiêu nhập khẩu vào Mỹ trong 7 tháng đầu năm, với khối lượng đạt 43.447 tấn, trị giá 204,2 triệu USD, tăng 37% về lượng và tăng 46,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiếp đến là Ấn Độ đạt 4.441 tấn, tăng 30,7% và chiếm 8% thị phần; Indonesia đạt 4.251 tấn, tăng tới 110,3% và chiếm 8% thị phần; Brazil đạt 1.969 tấn, tăng 49,2% và chiếm 3%…

Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt bình quân 4.701 USD/tấn trong 7 tháng đầu năm, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, giá tiêu của Ấn Độ cũng tăng nhẹ 2%, đạt bình quân 5.032 USD/tấn. Ngược lại, giá tiêu Indonesia giảm 19,2%, Brazil giảm 8%, đạt lần lượt là 5.000 USD/tấn và 4.070 USD/tấn.

Ngày 18/9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ sau 4 năm. Theo đó, lãi suất tham chiếu của Mỹ giảm 50 điểm cơ bản (0,5%), về 4,75-5%.

Động thái này của Fed được kỳ vọng là sẽ tác động tích cực đến thị trường hồ tiêu toàn cầu bởi Mỹ hiện đang là quốc gia tiêu thụ và nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới.

Khi lãi suất thấp, chi phí đi vay rẻ hơn sẽ giúp doanh nghiệp có thể mở rộng đầu tư sản xuất. Tương tự, người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn do gửi tiết kiệm kém hấp dẫn.

Theo VietnamBiz.vn