Thị trường Hồ tiêu ngày 24/8/2023: Ổn định trở lại

Giá tiêu hôm nay (24/8) chưa có điều chỉnh mới so với hôm qua, hiện đang dao động trong khoảng 68.000 – 71.000 đồng/kg tại thị trường trong nước.

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tại các tỉnh trọng điểm trong nước tiếp tục dao động trong khoảng 68.000 – 71.000 đồng/kg.

Cụ thể, hồ tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai đang được thu mua với mức giá tương ứng là 68.000 đồng/kg và 68.500 đồng/kg.

Kế đến là Đắk Lắk và Đắk Nông với cùng mức giá thu mua 69.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt ổn định tại mức 70.000 đồng/kg và 71.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)

Đắk Lắk

69.000

Gia Lai

68.000

Đắk Nông

69.000

Bà Rịa – Vũng Tàu

71.000

Bình Phước

70.000

Đồng Nai

68.500

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 23/8 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 22/8 như sau:

– Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.252 USD/tấn, tăng 0,05%

– Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi

– Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 22/8

Ngày 23/8

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

4.250

4.252

0,05

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.950

2.950

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

– Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.621 USD/tấn, tăng 0,05%

– Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 22/8

Ngày 23/8

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.618

6.621

0,05

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Tại thị trường Ấn Độ, cộng đồng nông dân trồng tiêu đang lo ngại rằng việc giá tiêu cao hơn ở thị trường nội địa có thể mở đường cho việc nhập khẩu nhiều hơn từ Sri Lanka. Cụ thể, giá tiêu trong nước hiện đang cao hơn giá nhập khẩu tối thiểu là 500 rupee/kg, The Hindu Business Line đưa tin.

Theo ông Kishore Shamji, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA), hiện tại đang có những lo ngại rằng hạt tiêu từ Brazil và Việt Nam có thể được nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ thông qua thị trường Sri Lanka bằng cách trả mức thuế 8% do nhu cầu trong nước tăng cao, ước tính khoảng 85.000 tấn.

Ông Kishore Shamji cũng cho biết, nhu cầu đối với hạt tiêu đen trên các thị trường nước ngoài ghi nhận giảm, đặc biệt là ở Trung Quốc, Mỹ và Anh do tình hình suy thoái kinh tế.

Đồng thời, nền kinh tế Ấn Độ đang bùng nổ với nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là từ các nhà sản xuất masala.

Đề cập đến việc sản xuất, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA) cho rằng sự biến đổi khí hậu sẽ có tác động đến việc trồng tiêu ở các nước sản xuất bao gồm cả Ấn Độ, nơi đang được báo cáo có một vụ mùa thấp hơn trong mùa hiện tại. Ví dụ cụ thể là việc Brazil đã giảm số liệu sản xuất trong mùa này.

Song song đó, ông Mahesh Shashidhar, Chủ tịch Hiệp hội những người trồng cà phê tại Karnataka (KPA), nhận định rằng, mô hình mưa thất thường trong giai đoạn trước gió mùa và đầu gió mùa đã ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của hồ tiêu và vụ mùa bị chậm lại trong vài tuần.

Ngoài ra, ông KK Vishwanath, Chủ tịch Hiệp hội các nhà trồng tiêu, cho biết: “Do nguồn cung khan hiếm, lượng tiêu nhập khẩu vào nước này có khả năng tăng lên. Nếu giá tiếp tục tăng, rất nhiều hạt tiêu từ các quốc gia sẽ tràn vào Ấn Độ, điển hình như Việt Nam, nhưng người trồng tiêu sẽ không được hưởng lợi từ việc này”.

Theo VietnamBiz.vn