Thị trường Hồ tiêu ngày 22/9/2024: Gía giảm trong tuần qua

gia nong san hom nay 5/4: gia ca phe vuot len tren 37 trieu/tan, gia tieu van di ngang hinh anh 2
Giá tiêu tuần qua giảm từ 2.000 – 4.000 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm. Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, xuất khẩu tiêu sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt 8.388 tấn, giảm tới 84,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cập nhật giá tiêu

Tại thị trường trong nước

Giá tiêu  đen tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ tăng 1.000 đồng/kg trong ngày cuối tuần, dao động ở mức 150.000 – 151.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu tăng ở hầu hết địa phương ngoại trừ Đắk Lắk (giảm 1.000 đồng/kg).

Tuy nhiên, tính chung trong cả tuần qua giá tiêu đã giảm từ 2.000 – 5.000 đồng/kg tại các địa phương.

Ghi nhận ở khu vực Tây Nguyên, giá tiêu tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông đang được các đại lý thu mua ở mức 151.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg so với ngày đầu tuần.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng giảm 4.000 đồng/kg trong tuần qua, xuống còn 150.000 đồng/kg.

Ở khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu tại tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 5.000 đồng/kg và được giao dịch ở mức 150.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu tuần qua giảm 2.000 đồng/kg, xuống còn 150.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua ngày 22/9 (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với ngày đầu tuần (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

151.000

-1.000

-5.000

Gia Lai

150.000

+1.000

-4.000

Đắk Nông

151.000

+1.000

-5.000

Bà Rịa – Vũng Tàu

150.000

+1.000

-5.000

Bình Phước

150.000

+1.000

-2.000

Đồng Nai

150.000

+1.000

-5.000

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ giatieu.com

Trên thị trường thế giới thế giới

Cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu thế giới biến động trái chiều trong tuần qua.

Cụ thể, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 được điều chỉnh giảm tới 8% (600 USD/tấn) trong tuần qua, xuống còn 6.900 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu đen Lampung của Indonesia tăng 2% lên mức 7.715 USD/tấn.

Giá tiêu đen 500 g/l và 550 g/l của Việt Nam giữ ổn định ở mức 6.800 – 7.100 USD/tấn. Tương tự, tiêu đen Kuching Malaysia đi ngang với giá 8.800 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới

Ngày 21/9

(ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với đầu tuần

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

7.715

+2,0

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.900

-8,0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

8.800

0,0

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.800

0,0

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

7.100

0,0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia và Malaysia ASTA tăng 2 và 2,8% trong tuần qua, đạt 9.305 USD/tấn và 11.200 USD/tấn. Riêng tiêu trắng Việt Nam vẫn giữ ổn định ở mức 10.150 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới

Ngày 21/9 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với đầu tuần

Tiêu trắng Muntok Indonesia

9.305

+2,0

Tiêu trắng Malaysia ASTA

11.200

+2,8

Tiêu trắng Việt Nam

10.150

0,0

Trong cơ cấu chủng loại hồ tiêu xuất khẩu  8 tháng đầu năm, tiêu đen nguyên hạt tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn lên đến 73,8%, đạt 135.620 tấn. Tiếp đến là tiêu đen xay đạt 25.699 tấn, chiếm 14%; tiêu trắng nguyên hạt chiếm 7,7% với 14.975 tấn; tiêu trắng xay chiếm 3,8%; và cuối cùng là tiêu ngâm giấm, mộc, đầu đinh, xanh, hồng… với 0,7%.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang hầu hết thị trường tiêu thụ chính đều tăng trưởng mạnh ở mức hai con số, ngoại trừ thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay chỉ đạt 8.388 tấn, trị giá 23,5 triệu USD, giảm mạnh 84,4% về lượng và 80,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị phần của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam theo đó giảm xuống còn 4,6% so với mức 28,6% của cùng kỳ. Với kết quả này, Trung Quốc hiện chỉ đứng thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng đầu năm, rớt 4 bậc so với vị trí số một của năm 2023.

Tăng trưởng kinh tế  của Trung Quốc thấp hơn dự báo, nhu cầu chi tiêu của người dân thắt chặt và lượng hàng tồn vẫn còn đủ dùng là một trong các yếu tố khiến Trung Quốc tiếp tục hạn chế thu mua hạt tiêu từ Việt Nam. Ngoài ra, giá tiêu tại thị trường nội địa Trung Quốc thấp hơn giá tại Việt Nam cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm kể trên.

Theo VietnamBiz.vn