Giá tiêu hôm nay (11/11) ghi nhận trong khoảng 66.000 – 69.000 đồng/kg tại các địa phương trong nước sau khi tăng nhẹ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu dao động từ 66.000 đồng/kg đến 69.000 đồng/kg tùy theo từng tỉnh trọng điểm.
Ghi nhận cho thấy, mức giá thu mua hồ tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai là 66.000 đồng/kg.
Đồng thời, nông dân tại Đắk Lắk và Đắk Nông tiếp tục thu mua với mức giá chung 67.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước neo tại mức 68.000 đồng/kg. Duy chỉ có tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu điều chỉnh giá tăng 1.000 đồng/kg lên mức cao nhất là 69.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
67.000 |
– |
Gia Lai |
66.000 |
– |
Đắk Nông |
67.000 |
– |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
69.000 |
+1.000 |
Bình Phước |
68.000 |
– |
Đồng Nai |
66.000 |
– |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 10/11 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia), tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 9/11 |
Ngày 10/11 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
4.090 |
4.090 |
0 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
3.450 |
3.450 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok và tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 9/11 |
Ngày 10/11 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.196 |
6.196 |
0 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy, nhập khẩu hồ tiêu của EU trong 7 tháng đầu năm nay chỉ đạt 46.839 tấn với trị giá 235,4 triệu EUR, giảm 23,1% (14.073 tấn) về lượng và giảm 24,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, 28.883 tấn (tương ứng 62% thị phần) được nhập khẩu từ các thị trường ngoại khối, giảm 29,3% so với cùng kỳ. Còn lại 17.956 tấn là thương mại nội khối, giảm 10,4% và chiếm 38% thị phần.
Đáng chú ý, Việt Nam đang là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho EU trong 7 tháng với khối lượng đạt 17.915 tấn, giảm 21,6% so với cùng kỳ và chiếm đến 62% tổng nhập khẩu tiêu ngoại khối của EU.
Nhập khẩu tiêu của EU từ các thị trường lớn khác cũng giảm như: Brazil đạt 5.048 tấn, giảm 49%; Indonesia đạt 1.736 tấn, giảm 48,8%; Ấn Độ đạt 1.698 tấn, giảm 28%…
Trong khối EU, các thị trường nhập khẩu tiêu hàng đầu trong 7 tháng đầu năm vẫn là Đức, Hà Lan và Pháp với khối lượng đạt 11.595 tấn, 7.177 tấn và 6.564 tấn, giảm lần lượt 31%, 36,4% và 14,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhìn chung các thị trường trong khối EU đều giảm nhập khẩu tiêu ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng bởi lạm phát và lãi suất tăng cao.
Mặc dù vậy, châu Âu được đánh giá là thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng mà các nước xuất khẩu tiêu và gia vị hướng đến trong thời gian tới.
Châu Âu hiện là một trong những nhà nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 lượng nhập khẩu toàn cầu.
Hàng nhập khẩu vào EU thường được chế biến sâu và có giá trị gia tăng cao. Hồ tiêu được đánh giá là gia vị quan trọng tại thị trường này. Châu Âu nhập khẩu chủ yếu là tiêu đen (chiếm 90% tổng lượng nhập), bao gồm hồ tiêu nguyên hồ; 10% còn lại là hồ tiêu xay.
Đối với Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu và gia vị với nhiều dòng thuế được hưởng mức thuế suất 0% tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác như Brazil và Indonesia.
EU là thị trường phân khúc cao, các sản phẩm xuất khẩu vào EU có giá trị gia tăng cao. Do đó, còn nhiều tiềm năng gia tăng xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường này.