Thị trường Hồ tiêu ngày 06/10/2024: Thị trường liên tục trồi sụt trong tuần qua

Tính chung trong cả tuần qua giá tiêu trong nước đã giảm từ 500 – 2.000 đồng. Tại Ấn Độ, lượng tiêu nhập khẩu tăng mạnh đang gây sức ép giảm giá trong nước.

Cập nhật giá tiêu

Như vậy, sau ba tuần sụt giảm liên tiếp, giá tiêu hiện đang giao dịch ở mức 146.500 – 147.500 đồng/kg. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu yếu các thị trường tiêu thụ chính, trong khi nguồn cung toàn cầu được bổ sung từ vụ thu hoạch đang diễn ra tại Brazil và Indonesia.

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua 6/10

(Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với đầu tuần (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

147.500

+500

-500

Gia Lai

146.500

+500

-1.500

Đắk Nông

147.500

+500

0

Bà Rịa – Vũng Tàu

147.000

-1.000

Bình Phước

147.000

-2.000

Đồng Nai

147.000

-1.000

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ giatieu.com

Trên thị trường thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), trong tuần qua, giá tiêu đen Lampung của Indonesia giảm 2,3% (160 USD/tấn), xuống còn 6.782 USD/tấn.

Ngược lại, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 tăng 1,5%, lên 6.850 USD/tấn. Tương tự, giá tiêu đen Kuching Malaysia tăng 1,1%, lên 8.900 USD/tấn.

Riêng tại Việt Nam, giá tiêu đen 500 g/l và 550 g/l không đổi ở mức 6.800 – 7.100 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới

Ngày 5/10 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi  so với đầu tuần

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

6.782

-2,3

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.850

1,5

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

8.900

1,1

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.800

0,0

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

7.100

0,0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia giảm 3,8% trong tuần qua, xuống còn 9.068 USD/tấn.

Tại Việt Nam và Malaysia, giá tiêu trắng vẫn ổn định ở mức 10.150 USD/tấn và 11.400 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới

Ngày 5/10 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với đầu tuần

Tiêu trắng Muntok Indonesia

9.068

-3,8

Tiêu trắng Malaysia ASTA

11.200

0,0

Tiêu trắng Việt Nam

10.150

0,0

Cập nhật thông tin hồ tiêu

Tại Ấn Độ, nhu cầu yếu kết hợp với việc nhập khẩu  gia tăng đã khiến giá tiêu đen giảm 17 Rupee/kg trong hai tuần qua.

Các thương nhân tại thị trường đầu mối cho biết, lượng tiêu nhập khẩu lên tới 4.422 tấn từ nhiều quốc gia đã tác động đến giá trong nước. Sri Lanka là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu  tiêu vào Ấn Độ, tiếp theo là Brazil, Việt Nam và Indonesia.

Họ cho rằng những lô hàng nhập khẩu này đã tạo ra sự dư thừa trên thị trường nội địa, khiến ngành tiêu dùng hạn chế mua vào vì kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm. Một số người mua từ ngành công nghiệp được cho là đã mua các lô hàng giao tháng 10 và tháng 11 với giá chiết khấu (không bao gồm chi phí lưu kho).

Ông Kishore Shamji – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA), cho biết giá tiêu trên thị trường trong nước hiện đang ở mức 646 Rupee/kg cho tiêu chưa phân loại và 666 Rupee/kg đối với hàng đã phân loại. Ngược lại, giá tiêu 500 GL đứng ở mức 636 Rupee/kg.

Thị trường nội địa cũng đang chứng kiến nhu cầu ảm đạm mặc dù mùa lễ hội ở các thị trường Bắc Ấn Độ đã bắt đầu. Theo ông Shamji, nguyên nhân chính là do sự sẵn có của hàng nhập khẩu giá rẻ, thấp hơn 25 Rupee/kg so với tiêu sản xuất trong nước.

Nhu cầu tiêu đen từ Trung Quốc giảm sút cũng đã ảnh hưởng đến xuất khẩu từ Việt Nam, nước thường xuất khẩu khoảng 60.000 tấn mỗi năm. Với hoạt động mua bán suy giảm từ Trung Quốc, tình hình này đã tạo điều kiện cho tiêu Việt Nam tìm đường vào thị trường nội địa Ấn Độ, ông cho biết.

Tuy nhiên, xung đột chính trị ở Tây Á cũng khiến việc mua hàng từ Mỹ và châu Âu chậm lại, dẫn đến việc thương nhân giữ lại hàng tồn kho, ông nói.

Theo ông Shamji, Hiệp hội Thương mại Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ đã gửi một bản kiến nghị đến bà Aparajita Sarangi, Nghị sĩ từ khu vực bầu cử Bhubaneswar, nêu bật tác động của tiêu nhập khẩu đối với thị trường trong nước. Hiệp hội cũng kêu gọi Tổng cục Ngoại thương (DGFT) xem xét lại chính sách nhập khẩu vì lợi ích của cộng đồng nông dân Ấn Độ. Họ chỉ ra rằng tiêu nhập khẩu tràn vào thị trường nội địa đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân, theo Thehindubusinessline.

Theo VietnamBiz.vn