Giá tiêu hôm nay (22/12) được điều chỉnh giảm tại một số địa phương.
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường trong nước giảm nhẹ, hiện dao động từ 80.500 đồng/kg đến 84.000 đồng/kg.
Chi tiết như sau, hai tỉnh Gia Lai và Bà Rịa – Vũng Tàu cùng điều chỉnh giá giảm đến 2.000 đồng/kg, lần lượt ghi nhận mức giá là 80.500 đồng/kg và 83.500 đồng/kg.
Trong khi đó, tỉnh Đồng Nai đang thu mua hồ tiêu với mức giá không đổi là 83.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại ba tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước tiếp tục ổn định ở mức 84.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
84.000 |
– |
Gia Lai |
80.500 |
-2.000 |
Đắk Nông |
84.000 |
– |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
83.500 |
-2.000 |
Bình Phước |
84.000 |
– |
Đồng Nai |
83.000 |
– |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 21/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia), tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 20/12 |
Ngày 21/12 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.868 |
3.868 |
0 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
3.470 |
3.470 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok và tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 20/12 |
Ngày 21/12 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.071 |
6.071 |
0 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo Tạp chí điện tử Kinh tế nông thôn, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), cho biết, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu gia vị lớn trên thế giới, chiếm 11% thị phần toàn cầu năm 2022, trong đó đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu.
Tuy nhiên, diện tích và sản lượng hồ tiêu ngày càng giảm, năm 2020, diện tích đạt hơn 130.000ha, năm 2023 còn 120.000ha, sản lượng đạt 190.000 tấn. Hiện lợi nhuận sầu riêng cao hơn 20 lần so với hồ tiêu.
Do đó, dự báo hồ tiêu sẽ còn giảm diện tích do nông dân chặt bỏ để chuyển sang trồng sầu riêng.
Theo bà Liên, đây là điều bình thường khi xét về tư duy kinh tế. Hiện, cây sầu riêng đang có hiệu quả kinh tế nổi trội khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Đối với vườn hồ tiêu, việc tái canh diễn ra thường xuyên khi xuất hiện cây chết, già cỗi hoặc năng suất thấp, người dân có thể thay bằng sầu riêng, mít, bơ…
Bà con là người quyết định sẽ tái canh cây gì trên đất của mình nhưng cần lưu ý Trung Quốc cấp mã số vùng trồng cho sầu riêng trồng thuần. Sầu riêng trồng xen canh với các cây trồng khác không đủ điều kiện để cấp mã số xuất sang Trung Quốc.
Trước thực trạng giá hồ tiêu lên xuống thất thường nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo nông dân thận trọng trong việc chuyển đổi cây trồng mà chú trọng chăm sóc, phục dưỡng diện tích tiêu đang cho năng suất ổn định, nhằm phát triển bền vững cây hồ tiêu”.
Theo nhiều nông dân ở Tây Nguyên, để tiết giảm chi phí đầu tư, người trồng hồ tiêu huy động nguồn nhân công trong gia đình thu hái hoặc hái đổi công trong xóm, trong vùng.
Ngoài ra, nên trồng xen canh hồ tiêu với cà phê, sầu riêng, bơ… để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích sản xuất.
Tuy nhiên, để phát triển hồ tiêu bền vững, ngoài kỳ vọng về giá, nông dân kiến nghị, các cấp, ngành tăng cường quản lý, kiểm soát thị trường phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, có giải pháp ổn định về giá các loại mặt hàng này nhằm giúp nông dân có nguồn thu ổn định, yên tâm sản xuất.
Theo VietnamBiz.vn