Giá tiêu hôm nay (9/2) ổn định trở lại sau khi tăng đồng loạt vào hôm qua. Theo đó, thị trường trong nước đang ghi nhận khoảng giá 57.000 – 60.500 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường nội địa đi ngang trên diện rộng trong hôm nay.
Hiện tại, các tỉnh trọng điểm đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 57.000 – 60.500 đồng/kg.
Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt ghi nhận mức giá là 57.000 đồng/kg và 58.000 đồng/kg.
Tiếp đến là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức 58.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu cũng ổn định tại mức tương ứng là 59.500 đồng/kg và 60.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
58.500 |
– |
Gia Lai |
57.000 |
– |
Đắk Nông |
58.500 |
– |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
60.500 |
– |
Bình Phước |
59.500 |
– |
Đồng Nai |
58.000 |
– |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 8/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 7/2 như sau:
– Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.628 USD/tấn, tăng 0,11%
– Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi
– Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 7/2 |
Ngày 8/2 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.642 |
3.628 |
0,11 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.900 |
2.900 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
– Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.117 USD/tấn, tăng 0,11%
– Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 7/2 |
Ngày 8/2 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.110 |
6.117 |
0,11 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Malaysia, xuất khẩu hạt tiêu của Malaysia sang 20 quốc gia trong giai đoạn từ tháng 1/2022 đến tháng 11/2022 đạt 8.303,92 tấn.
Con số vừa nêu giảm đến hơn 70% so với cùng kỳ năm 2021, giai đoạn xuất khẩu hồ tiêu của Malaysia được ghi nhận ở mức 27.730,07 tấn.
Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hạt tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho rằng, xuất khẩu hạt tiêu giảm là do yếu tố giá cả và suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu.
Ông nói thêm, trước đại dịch COVID-19, Campuchia có tổng diện tích trồng hồ tiêu gần 7.000ha nhưng nay đã giảm khoảng 10 – 20%.
Ông cho biết rằng: “Việc trồng tiêu hầu như đều nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 5 – 7% sản lượng hàng năm của chúng tôi”.
Hiện tại, hồ tiêu được trồng ở 18 tỉnh của Campuchia, trong đó Mondulkiri, Ratanakkiri, Tbong Khmum và Kampot có nhiều đất canh tác nhất, The Star đưa tin.