Giá tiêu hôm nay (14/7) đồng loạt chững lại sau khi giảm nhẹ vào ngày hôm qua. Hiện tại, giá thu mua tại thị trường trong nước đang nằm trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong hôm nay, tương ứng với khoảng giá 67.000 – 70.000 đồng/kg.
Theo đó, tỉnh Gia Lai đang giao dịch với mức giá thấp nhất là 67.000 đồng/kg. Kế đến là Đồng Nai với mức giá 67.500 đồng/kg.
Song song đó, Đắk Lắk và Đắk Nông hiện đang có mức giá thu mua chung là 68.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu cũng lần lượt ổn định tại mức 69.000 đồng/kg và 70.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
68.000 |
– |
Gia Lai |
67.000 |
– |
Đắk Nông |
68.000 |
– |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
70.000 |
– |
Bình Phước |
69.000 |
– |
Đồng Nai |
67.500 |
– |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 13/7 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 12/7 như sau:
– Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.740 USD/tấn, tăng 0,72%
– Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi
– Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 12/7 |
Ngày 13/7 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.713 |
3.740 |
0,72 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.950 |
2.950 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
– Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.474 USD/tấn, tăng 0,7%
– Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 12/7 |
Ngày 13/7 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.429 |
6.474 |
0,7 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hồ tiêu của quốc gia này trong 4 tháng đầu năm nay chỉ đạt 8.767 tấn, giảm 48,8% so với cùng kỳ năm ngoái,
Trong đó, nhập khẩu từ Sri Lanka và Việt Nam – hai thị trường cung cấp lớn nhất đều giảm mạnh hơn 50%, đạt lần lượt 2.549 tấn và 2.297 tấn.
Có thể thấy, Ấn Độ nhập khẩu hồ tiêu một phần để đáp ứng cho tiêu thụ trong nước và một phần chế biến, tái xuất sang các quốc gia khác.
Tuy nhiên, nhu cầu từ thị trường thế giới chậm lại khiến các hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của Ấn Độ cũng giảm theo.
Tính trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tiêu của Ấn Độ đã giảm 38,2% so với cùng kỳ xuống chỉ còn 4.575 tấn.