Giá tiêu hôm nay (1/12) đi ngang tại phần lớn tỉnh trọng điểm trong nước. Theo ghi nhận, giá thu mua hiện dao động trong khoảng 60.000 – 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu nhìn chung không có nhiều thay đổi so với hôm qua.
Duy chỉ có Gia Lai là tăng nhẹ 500 đồng/kg, trở lại mốc 60.000 đồng/kg – ngang bằng với Đồng Nai.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua hồ tiêu với mức giá chung là 61.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu cũng ổn định tại mức tương ứng là 62.000 đồng/kg và 63.000 đồng/kg.
Như vậy, sau nhiều ngày trầm lắng, thị trường nội địa hiện đã lấy lại ngưỡng 60.000 đồng/kg tại tất cả các tỉnh trọng điểm được khảo sát.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) | Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk | 61.000 | – |
Gia Lai | 60.000 | +500 |
Đắk Nông | 61.000 | – |
Bà Rịa – Vũng Tàu | 63.000 | – |
Bình Phước | 62.000 | – |
Đồng Nai | 60.000 | – |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 30/11 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 29/11 như sau:
– Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.776 USD/tấn, giảm 0,03%
– Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.625 USD/tấn, không đổi
– Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)
Tên loại | Ngày 29/11 | Ngày 30/11 | % thay đổi |
Tiêu đen Lampung (Indonesia) | 3.777 | 3.776 | -0,03 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 | 2.625 | 2.625 | 0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA | 5.100 | 5.100 | 0 |
– Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.947 USD/tấn, giảm 0,03%
– Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)
Tên loại | Ngày 29/11 | Ngày 30/11 | % thay đổi |
Tiêu trắng Muntok | 5.949 | 5.947 | -0,03 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA | 7.300 | 7.300 | 0 |
Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết diện tích trồng tiêu toàn cầu có xu hướng tăng trong 5 năm qua.
Tính đến năm 2021, tổng diện tích tiêu của thế giới đạt khoảng 745.000 ha, tăng 42,8% so với 521.700 ha của năm 2017. Trong đó sự gia tăng chủ yếu đến từ Ấn Độ và Indonesia khi cả hai quốc gia này liên tục mở rộng diện tích trồng tiêu tự nhiên trong rừng.
Ngược lại, diện tích trồng tiêu tại Việt Nam – nước sản xuất lớn nhất thế giới, lại thu hẹp đáng kể do giá giảm mạnh.
Ngoài ra, diện tích trồng tiêu ở Việt Nam giảm còn do ảnh hưởng của dịch bệnh và biến đổi khí hậu với diện tích sản xuất giảm từ 152.000 ha năm 2017 xuống chỉ còn 130.000 ha năm 2021, tương ứng với mức giảm 14,4%.
Sản lượng hồ tiêu thế giới cũng tăng đều đặn trong những năm qua, từ 560.175 tấn vào năm 2018 lên hơn 600.742 tấn vào năm 2019. Những con số này cho thấy sản lượng hồ tiêu đã tăng đáng kể do nhu cầu và giá tiêu tăng cao trong những năm trước đó.