Cập nhật giá hồ tiêu (30/08/2019)

gia tieu hom nay 13/8: cao nhat 45.000 dong/kg, van am dam hinh anh 1

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay ở khu vực Tây Nguyên đi ngang ở nhiều tỉnh, dao động trong khoảng 42.500 – 45.000 đồng/kg, theo tintaynguyen.com.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H’leo 44.000
GIA LAI
— Chư Sê 43.000
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 44.000
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
— Tiêu 45.000
BÌNH PHƯỚC
— Tiêu 44.500
ĐỒNG NAI
— Tiêu 42.500

Giá nội địa trong quý II năm 2019 dao động nhẹ. Tháng 4 giá thu mua nội địa ở mức 43.500-44.500 đồng/kg, bước sang tháng 5 giá giảm nhẹ 500 đồng.

Tuy nhiên, giá tăng trở lại vào giữa tháng 6 với mức tăng 1.500 đồng và thời điểm hiện tại giá tiêu tiếp tục tăng lên 46.000-47.000 đồng/kg.

Dấu hiệu tích cực tiếp tục được ghi nhận đến nửa đầu tháng 7 với mức tăng 2% so với tháng 6. Nguyên nhân giá tăng nhẹ có thể là do nông dân tích trữ tiêu và chỉ bán ra ở mức cầm chừng.

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê hôm nay ở hầu hết tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp tục quay đầu giảm 500 đồng/kg, dao động trong khoảng 32.700 – 33.300 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Kon Tum, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.com.

  Giá cà phê trong nước

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 1.395 Trừ lùi: +70
Giá cà phêĐắk Lăk 33.300 -500
Lâm Đồng 32.200 -500
Gia Lai 33.000 -500
Đắk Nông 33.000 -500
Hồ tiêu 43.500 0
Tỷ giá USD/VND 23.140 -5
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê quanh cảng TP HCM  giảm 25 USD/tấn xuống 1.395 USD/tấn.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê arabica giảm 0,9% xuống 93,3 UScent/pound. Giá cà phê robusta giảm 1,8% xuống 1.326 USD/tấn.

Những người nông dân ở bang Shan, Myanmar giờ đây đã có một giải pháp thay thế cho việc trồng thuốc phiện. Đó là tham gia vào hợp tác xã cà phê Green Gold – hợp tác xã cà phê đầu tiên ở Myanmar được trao chứng nhận thương mại công bằng.

Moe Ohn, một người nông dân đến từ làng Htant Hpa Yar ở thị trấn Hopong, thuộc hợp tác xã Green Gold, vui vẻ hái cà phê tại một đồn điền thuộc bang Shan, Myanmar.

Nhờ sự làm việc chăm chỉ của những người nông dân như bà Moe Ohn, Green Gold đã trở thành hợp tác xã cà phê đầu tiên ở Myanmar được trao chứng nhận thương mại công bằng.

Green Gold được thành lập vào năm 2015 với sự hỗ trợ của Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) và chính phủ Phần Lan, Đức và Thụy Sĩ.

Green Gold thuộc miền Nam bang Shan, một khu vực nổi tiếng về xung đột và là một trong những nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới.

Hợp tác xã Green Gold gồm gần 1.000 hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ đã từng trồng thuốc phiện. Họ đến từ 2 nhóm dân tộc Shan và Pao, đã từng xảy ra xung đột trong quá khứ.

Theo VietnamBiz