Cập nhật giá hồ tiêu (11/04/2020)

gia-lai-pha-vo-quy-hoach-ho-tieu-750x500

Giá tiêu hôm nay toàn vùng Tây Nguyên và miền Nam không đổi, dao động trong khoảng 35.500 – 37.500 đồng/kg.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

ĐẮK LẮK
— Ea H’leo 36.500
GIA LAI
— Chư Sê 35.500
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 36.500
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
— Giá trung bình 37.500
BÌNH PHƯỚC
— Giá trung bình 37.000
ĐỒNG NAI
— Giá trung bình 36.000

Theo Bộ Công Thương, lượng hạt tiêu thu hoạch còn tồn trong dân khá lớn, tuy nhiên do nhu cầu tích trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn ở mức cao, giúp giá hạt tiêu trong nước chưa chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19.

Trong khi đó, thị trường thế giới vẫn chịu áp lực dư cung, dự báo giá tiêu toàn cầu vẫn sẽ ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm nay. Mặc dù vậy, cán cân cung – cầu có thể quay trở về mức cân bằng.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên lặng sóng. Tính chung toàn vùng, giá cà phê dao động trong khoảng 29.500 – 29.900 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Đắk Lắk, theo tintaynguyen.com.

Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM không đổi ở mức 31.300 đồng/kg.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

VNĐ/kg

LÂM ĐỒNG
— Lâm Hà  ROBUSTA 29.500
— Bảo Lộc  ROBUSTA 29.500
— Di Linh  ROBUSTA 29.400
ĐẮK LẮK
— Cư M’gar  ROBUSTA 30.000
— Ea H’leo  ROBUSTA 29.900
— Buôn Hồ  ROBUSTA 29.900
GIA LAI
— Pleiku  ROBUSTA 29.800
— Chư Prông  ROBUSTA 29.800
— Ia Grai  ROBUSTA 29.900
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa  ROBUSTA 29.900
— Đắk R’lấp  ROBUSTA 29.800
KON TUM
— Đắk Hà  ROBUSTA 29.800
HỒ CHÍ MINH
— R1 31.300

Giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2020 giảm 1% xuống 1.187 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao tháng 5/2020 giảm 1,3% xuống 118 UScent/pound.

Nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm do tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Theo Ngân hàng Đầu tư đa quốc gia (Goldman Sachs), nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ giảm 10% do đại dịch Covid-19, cho dù mức tiêu thụ tại nhà có thể cao hơn, nhưng cũng không bù đắp được cho việc tiêu thụ tại các quán và nhà hàng giảm.

Để thúc đẩy tiêu thụ cà phê trong nước, kích thích nhu cầu và cải thiện thu nhập của nhà sản xuất, kể từ năm 2020, các văn phòng Nhà nước của Colombia sẽ chỉ mua cà phê 100% xuất xứ Colombia.

Các đơn hàng cung cấp cà phê muốn được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cà phê Colombia 100%, được cung cấp bởi các nhà sản xuất đã đăng ký trong tổ chức Victims Unit hoặc trong Cơ quan tái thiết và bình thường hóa (RNA).

Về dài hạn, theo dự báo của Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Fitch Solutions), chi tiêu tiêu dùng cho cà phê của Indonesia sẽ tăng ở mức trung bình là 8,2%/năm trong những năm tới, từ 1,7 tỉ USD vào năm 2020 lên 2,2 tỉ USD vào năm 2024, cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình dự kiến cho trà là 6,5% trong cùng kỳ.

Điều này là do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe do tiêu thụ đồ uống có đường.

Theo VietnamBiz